TAGLINE LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA TAGLINE VÀ SLOGAN
Ngày đăng: 01/08/2022
Tagline hay slogan là một phần rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong các chiến dịch Marketing. Nhưng không ít người đã nhầm lẫn vai trò và mục đích khi sử dụng slogan và tagline, từ đó tạo nên những câu slogan và tagline lệch hướng so với mục tiêu truyền thông ban đầu. Slogan hay tagline đều không chỉ đơn giản lên các nhóm trên mạng để "xin", càng không thể qua loa đại khái mà viết bừa. Hãy cùng Hugs Agency hiểu đúng tầm quan trọng và vai trò của slogan, cũng như tagline qua bài viết dưới đây nhé!

1. TAGLINE LÀ GÌ?
Tagline là một thuật ngữ trong Marketing, người ta thường sử dụng nó nhằm định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Tagline thường là một câu ngắn gọn xuất hiện ở các mẫu quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hay các chiến dịch nơi doanh nghiệp tham gia để tạo ấn tượng khiến khách hàng mục tiêu luôn nhớ tới nhãn hàng.
Nói cụ thể hơn, tagline là lời tuyên bố đi cùng năm tháng giúp thể hiện đầy đủ và chính xác nhất bản sắc của một thương hiệu mạnh. Tagline khi xây dựng hiệu quả giúp khách hàng tiềm năng tự mình trả lời một trong các câu hỏi sau: sản phẩm của thương hiệu này là gì, sở hữu sản phẩm này giúp bản thân giải quyết được những vấn đề nào trong cuộc sống, vì sao phải chọn mua sản phẩm đến từ thương hiệu này mà không phải một lựa chọn khác,… Một chiến dịch quảng cáo luôn bao gồm key message (thông tin cốt lõi của chiến dịch) và big idea (ý tưởng lớn cho toàn bộ chiến dịch). Vai trò của tagline lúc này là giúp truyền tải ngắn gọn thông tin của key message hoặc big idea.

2. TAGLINE KHÁC SLOGAN THẾ NÀO?
Slogan là một đoạn văn ngắn thường diễn tả một lời hứa, giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm. Slogan mang tính mô tả và thuyết phục, có thể chứa đựng và truyền tải cả chiến lược của công ty, thương hiệu. Cũng như tên thương hiệu, slogan mang tính ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Nó giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và sự khác biệt cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, nó có thể chứa đựng một câu chuyện dài hay chiến lượng kinh doanh. Trong khi đó, tagline thường ngắn hơn và mục đích là củng cố niềm tin với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đó.
Tiếp thị yêu cầu sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tiếp cận khách hàng. Tương tự, Slogan và Tagline là hai loại công cụ tiếp thị khác nhau. Tagline là một hình thức lâu dài hơn của Slogan, trong khi Slogan có thể được sử dụng tạm thời, nhằm mục đích quảng bá một chiến dịch cụ thể của công ty. Slogan là một phần của chiến dịch tiếp thị. Mặt khác, Tagline nghiêng về việc trở thành phương châm của công ty. Mặc dù cả Slogan và Tagline đều là công cụ tiếp thị nhưng chúng rất khác biệt. Sự khác biệt giữa Slogan và Tagline là – Slogan dành cho việc quảng bá chiến dịch sản phẩm của công ty trong khi Tagline dành cho việc quảng bá hình ảnh, và là “tuyên ngôn” của chính công ty đó.
VÍ DỤ:
- Apple tagline: “Think different” - First gen. iPhone slogan: “This changes everything”
- Oreo tagline: “Only oreo”- Oreo slogan: “Milk’s favourite cookie” / “Twist, lick, dunk”
- Tagline của Disney là “The happiest place on Earth”. Theo từng giai đoạn phát triển, Disney có hàng loạt Slogan như: “Where dreams come true” - “I’m going to Disneyland” - “Where the magic began” - “Happiest homecoming on Earth”
Các Slogan và Tagline được đề cập ở trên là những ví dụ thích hợp nhất để hiểu sự khác biệt giữa Slogan và Tagline. Rõ ràng là Tagline giống như một cụm từ bao quát hơn, trong khi Slogan được dùng cụ thể cho chiến dịch.

3. CÁCH TẠO TAGLINE ẤN TƯỢNG
Để có thể tạo được một Tagline ấn tượng, bạn cần phải đáp ứng được đầy đủ nhất những tiêu chí được chia sẻ dưới đây.
- Ngắn gọn: Tương tự như một nhãn dán, Tagline cần phải mô tả các thành phần một cách nhanh nhất và ngắn gọn nhất để khi đặt cùng logo, Tagline trở nên hài hoà hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng chiến thuật gieo vần, lập từ, đảo ngữ, lập âm và câu đa nghĩa để khách hàng có thể ghi nhớ Tagline dễ dàng hơn.
- Sáng tạo: Việc biến Tagline trở thành một câu nói nhạt nhẽo, vô nghĩa và mơ hồ sẽ khiến cho khả năng nhận diện thương hiệu bị giảm sút. Vì vậy, bạn cần sử dụng các tính từ, động từ có thể đưa khách hàng tới đúng lĩnh vực mà bạn hoạt động.
- Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu: Dù thông điệp của bạn hướng tới mục đích nào đi chăng nữa thì bạn cũng không nên khiến nó trở thành một bài toán gây ra sự khó hiểu cho người nghe. Bạn chỉ nên dùng các từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và hạn chế các từ ngữ cao siêu hoặc các từ ngữ chuyên môn bởi không phải ai cũng sẵn sàng bỏ thời gian để nghiên cứu Tagline của doanh nghiệp.
- Thân thiện: Bằng sự thân thiện và chân thành, Tagline sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Sinh động: Thông điệp truyền tải sẽ trở nên ấn tượng và sâu sắc hơn khi bạn biến nó trở nên sinh động. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng các từ ngữ cao siêu để tránh gây khó hiểu.

4. MỘT SỐ LOẠI TAGLINE THƯỜNG GẶP
- Tagline mô tả: Là loại tagline làm nổi bật giá trị của một doanh nghiệp khi truyền thông đến công chúng. Giới thiệu, mô tả, sản phẩm, thương hiệu, lợi ích bằng những từ ngữ đơn giản, nhưng sâu sắc. Ví dụ: Walmart - Save money. Live better; Biti's - Biti's, nâng niu bàn chân Việt.
- Tagline mệnh lệnh: Loại tagline mang tính bắt buộc, thường chứa động từ, có yếu tố yêu cầu hành động. Ví dụ: Nike - Just Do It; YouTube - Broadcast Yourself; Coca-Cola - Open Happiness.
- Tagline khơi gợi: Loại tagline mang đến những lợi ích, khơi gợi khả năng. Ví dụ: Adidas - Không thể là không có gì; Under Armour - Tôi sẽ; Dove - Bạn đẹp hơn bạn nghĩ.
- Tagline cụ thể: Loại tagline này có cách thức thể hiện, tiết lộ sản phẩm rất khéo, khiến người xem cảm thấy ấn tượng. Nó làm nổi bật hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Olay’s - Love the skin you’re in.
- Tagline nghi vấn: Thông qua những câu hỏi để tạo ra tagline kích thích nhu cầu, kích thích hành động cho khách hàng. Ví dụ: The California Milk Processor Board’s Got Milk?
- Tagline so sánh nhất: Đây là loại tagline có mức độ so sánh cao nhất, hướng sự khẳng định trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Ví dụ: Budweiser - The king of beers; BMW - The ultimate driving machine.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Slogan và Tagline là gì và có thêm những tips hữu dụng để tạo dựng được những slogan và tagline ấn tượng cho thương hiệu của mình. Đọc thêm nhiều tin tức về Digital Marketing trên Hugs Agency bạn nhé.