Website có cần bảo trì không? Những việc cần làm mỗi tháng để trang web không “chết”
Ngày đăng: 21/06/2025
Trong thời đại số, website chính là "bộ mặt online" của doanh nghiệp - nơi khách hàng tìm đến, khám phá và ra quyết định. Nhưng nếu bạn chỉ xây dựng xong rồi để đó, không cập nhật, không kiểm tra, không tối ưu, thì “bộ mặt” ấy sẽ dần phai màu, lỗi thời và trở thành gánh nặng thay vì tài sản số. Từ kinh nghiệm làm việc với hàng chục thương hiệu tại HUGs Agency - Agency tại Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy: website không chỉ cần đẹp lúc mới ra mắt, mà còn cần được chăm sóc thường xuyên để luôn hoạt động hiệu quả. Vậy website có cần bảo trì không? Và nếu có, thì mỗi tháng cần làm gì để trang web luôn sống, khỏe và hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ Marketing trọn gói tại Đà Nẵng
Không phải cứ làm web xong là thôi – mỗi tháng, có vài việc nhỏ cần làm để giữ cho trang luôn “khỏe”. Dưới đây là checklist do HUGs Agency một Agency tại Đà Nẵng biên soạn để các bạn dễ hình dung và chủ động hơn trong việc duy trì website chạy ổn định, không bị “gãy” bất chợt.
Nếu bạn không rành kỹ thuật hoặc không có thời gian theo dõi website thường xuyên, thì việc thuê một đơn vị chuyên bảo trì là lựa chọn hợp lý. Thay vì phải xử lý lỗi mỗi khi xảy ra sự cố, bạn có một đội ngũ đứng sau theo dõi mọi thứ – từ tốc độ tải trang đến bảo mật và sao lưu dữ liệu. Chi phí thường dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi tháng, tùy theo loại website và khối lượng công việc.
Một số hạng mục phổ biến thường có trong gói bảo trì:
Vì sao website cần được bảo trì định kỳ? Website không phải là "xây xong rồi thôi"
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần thiết kế xong là website sẽ chạy mãi. Thực tế, công nghệ thay đổi liên tục, các trình duyệt được cập nhật mỗi ngày, và hacker thì chưa bao giờ nghỉ ngơi. Những trường hợp website bị sập vì lỗi bảo mật hoặc plugin xung đột mà HUGs Agency một Agency tại Đà Nẵng từng xử lý là minh chứng rõ ràng: không bảo trì website giống như để ngôi nhà của bạn không khoá cửa.- Giao diện bị lỗi khi xem trên thiết bị mới
- Tốc độ tải chậm dần theo thời gian
- Liên kết hỏng, hình ảnh mất
- Plugin bị xung đột, tạo lỗi nặng
- Website bị hack hoặc dính mã độc
Google đánh giá website qua độ "sống"
Website được cập nhật, có nội dung mới, không lỗi kỹ thuật, tốc độ tốt… sẽ được Google đánh giá cao hơn. Ngược lại, trang web lâu không cập nhật có thể tụt hạng dù trước đó SEO rất tốt. Tại HUGs Agency, việc kiểm tra và tối ưu định kỳ là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc website nhằm giữ vững và cải thiện thứ hạng tìm kiếm.An toàn dữ liệu là ưu tiên hàng đầu
Mỗi ngày, hàng ngàn website bị tấn công, từ những trang nhỏ cho tới các hệ thống lớn. Việc bảo trì giúp:- Cập nhật các bản vá bảo mật
- Quét và phát hiện mã độc sớm
- Sao lưu dữ liệu để phục hồi khi cần
Những việc cần làm mỗi tháng để website không "chết"

1. Sao lưu toàn bộ website
- Lần/tuần, nhưng mỗi tháng nên kiểm tra lại xem bản sao lưu có đủ và hoạt động không.
- Gợi ý công cụ: UpdraftPlus (WordPress), JetBackup (CPanel), thủ công qua FTP + database.
2. Cập nhật hệ thống (CMS, plugin, theme)
- Đối với WordPress, Joomla, Drupal… việc cập nhật core, plugin và theme là bắt buộc để tránh lỗ hổng bảo mật.
- Kiểm tra sau cập nhật để tránh lỗi hiển thị hoặc tính năng bị xung đột.
3. Kiểm tra tốc độ tải trang
- Dùng công cụ như Google PageSpeed Insights, GTmetrix, Pingdom.
- Tối ưu ảnh, xóa plugin không cần thiết, bật nén Gzip, sử dụng cache và CDN.
4. Kiểm tra lỗi 404 và liên kết hỏng (broken links)
- Các liên kết dẫn đến trang đã bị xóa hoặc sai URL sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến uy tín.
- Dùng công cụ như Screaming Frog, Ahrefs, hoặc plugin Broken Link Checker (WP).
5. Quét bảo mật và kiểm tra lỗ hỏng
- Dùng công cụ như Wordfence, Sucuri hoặc iThemes Security.
- Kiểm tra nhật ký đăng nhập, thay đổi mật khẩu admin, vô hiệu hóa tài khoản không sử dụng.
6. Kiểm tra biểu mẫu và các chức năng quan trọng
- Test form liên hệ, form đặt hàng, chatbot, chức năng giỏ hàng (nếu có).
- Xem thử email gửi từ website có vào hộp thư chính không (tránh vào spam).
7. Cập nhật nội dung mới
- Viết bài blog, cập nhật sản phẩm/dịch vụ, đăng tin tức…
- Google thích nội dung mới mẻ. Người dùng cũng đánh giá cao website “có hơi thở”.
8. Kiểm tra giao diện trên thiết bị di động và trình duyệt phổ biến
- Kiểm tra hiển thị trên Chrome, Safari, Firefox, Edge, và cả điện thoại iOS/Android.
- Đảm bảo các yếu tố như nút bấm, menu, banner hiển thị đúng và dễ thao tác.
Có cần thuê dịch vụ bảo trì website?

- Sao lưu định kỳ và phục hồi khi cần
- Cập nhật hệ thống (CMS, plugin, theme)
- Quét và vá lỗi bảo mật
- Theo dõi uptime/downtime
- Kiểm tra form, giao diện, liên kết hỏng
- Hỗ trợ kỹ thuật khi website “có vấn đề”