CÁC ÔNG LỚN NGÀNH CAFE CÓ THỰC SỰ BỊ ĐE DOẠ?

Ngày đăng: 11/11/2023

Thị trường F&B tại việt Nam đang phát triển một cách sôi động và trở nên phổ biến hơn trong sự phát triển của các ngành kinh tế. Sự ra đời của các chuỗi thức uống, cụ thể ở đây là cà phê, trà sữa có đóng góp không hề nhỏ cho quy mô lẫn xu hướng tiêu dùng của thị trường. Cùng Hugs điểm qua xem thị trường đồ uống Việt hiện nay như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về ngành đồ uống 

Theo báo cáo thị trường F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam do iPOS thực hiện, so với trước năm 2019 (thời điểm dịch bệnh, thị trường đã đón nhận thêm sự xuất hiện của hơn 18.000 nhà hàng/quán cà phê mới)

Dịch Covid-19 kéo dài khiến cho doanh số của ngành F&B tại Việt Nam giảm sút một cách đáng kể. Nhiều quán ăn, cửa hàng buộc phải đóng cửa bởi không thể duy trì được chi phí vận hành. Ngay sau đó, nhờ các chính sách phục hồi và thích ứng cho các doanh nghiệp sau dịch Covid, thị trường F&B nhanh chóng phát triển, và xu hướng chuỗi cà phê đang dần chiếm thị phần.

Xem thêm: DỊCH VỤ XÂY KÊNH TIKTOK TỪ A-Z TẠI ĐÀ NẴNG

2. Các ông lớn trong ngành có đang thực sự bị đe doạ

Thị trường chuỗi cà phê Việt Nam luôn sôi động với sự góp mặt và cạnh tranh của nhiều anh lớn trong ngành như Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên Legend. Đây đều là những cái tên có thâm niên vài chục năm tuổi được sự hậu thuẫn đến từ các tập đoàn có tiềm lực và có chỗ đứng trong lòng khách hàng nhưng cũng không thể ngăn cản các thương hiệu khác ra đời một cách rầm rộ.

Mặc dù trải qua dịch bệnh và bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng hầu hết tất cả chuỗi cà phê của các ông lớn đều không có dấu hiệu suy giảm, thậm chí dù khó khăn những vẫn tăng đều qua từng năm Các thương hiệu này với chiến lược tìm kiếm giá trị phù hợp hơn. Những khách hàng có nhu cầu thử và trải nghiệm sản phẩm mới nhiều hơn nên trong suốt thời gian qua, chủ yếu tập trung vào sản phẩm, đem đến cho khách hàng những sản phẩm mới và tạo được ấn tượng, ghi dấu ấn với từng nhóm khách hàng của mình đồng thời nâng tầm giá trị cà phê đất Việt.

3. Cuộc đua tranh giành “miếng bánh” thị phần qua Marketing tổng thể

Việc kết hợp các chiến lược Marketing Mix các thương hiệu đang sử dụng có thực sự hiệu quả?

Cheese Coffee

Cheese Coffee là cái tên quen thuộc với giới trẻ Sài Thành. Hướng đến phong cách hiện đại, tối giản, nhẹ nhàng, không gian mở cộng với nhiều điểm checkin. Thương hiệu này không hoạt động Marketing rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội nhưng vẫn duy trì được tệp khách hàng mục tiêu của mình. Đặt cửa hàng tại những vị trí mặt tiền đường lớn, với đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động, bộ sưu tập sản phẩm theo mùa nhanh chóng chiếm được lòng khách hàng. Cheese Coffee liên tục nhận được sự hưởng ứng ứng và yêu thích của khách hàng trẻ.

Cheese Coffee Khai Trương Cửa Hàng Cafe Mới Siêu Đẹp Ở Quận 1

Phê la

Chỉ mới bắt đầu rầm rồ trong khoảng hơn một năm, thế nhưng thương hiệu Phê La đã nhanh chóng có chỗ đứng vững chãi trong thị trường trà sữa Việt Nam. Thay vì cạnh tranh trực tiếp, Phê La tại tiếp cận thị trường ngách để đi, và sự khác biệt này đã tạo nên thành công cho thương hiệu trẻ tuổi này. Mục tiêu khách hàng nhắm đến vẫn là các bạn trẻ, Phê La tiếp tục định vị thương hiệu là trà đặc sản Đà Lạt. Nông sản của Việt Nam những năm gần đây đã gây được tiếng vang lớn trong ngành, khi chất lượng và hương vị đang ngày càng được đánh giá cao, Phê La sử dụng vị trà đặc sản, khuyến khích giúp nông sản Việt phát triển tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn, cũng như khẳng định được giá trị đặc sản mang tính địa phương và riêng biệt. Đặt địa điểm cơ sở đầu tiên tại Đà Lạt và tất cả concept của các cửa hàng theo phong cách cắm trại gây nên sự hứng thú và tò mò cho khách hàng

Phê La Coffee - quán coffee với phong cách vintage ấn tượng và hiện đại |  Kendesign

Katinat

Một trong những chiến lược cốt lõi của Katinat là tập trung phát triển dòng sản phẩm đặc trưng, sự đa dạng của của menu đồ uống. Sở hữu hơn 40 loại thức uống, từ cà phê, trà sữa, trà , lattle,… sản phẩm của Katinat phù hợp với nhiều tệp khách hàng. Katinat gây nên làn sóng thương hiệu bằng cách phủ sóng các cơ sở mới ở các vị trí đắc địa, các góc đường đông đúc, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng. Katinat thành công vang dội với chiến dịch “Ly cầu vòng” đạt hiệu quả ở mức bất ngờ khiến tiếng tăm của Katinat vang xa, tăng được độ nhận diện thương hiệu hơn.

CC23: KATINAT Biên Hòa và Quận 5 - HCM

Thị trường F&B đầy tiềm năng để các nhà doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước phải chú ý đến. Bên cạnh đó, các vấn đề về cạnh tranh, thâu tóm, tốc độ đào thải không thể nào tránh khỏi khi có quá nhiều doanh nghiệp giành nhau “miếng bánh” này. Trước những sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các thương hiệu mới, liệu các chiến lược marketing của các thương hiệu trẻ này có bị đe doạ hay không và đâu mới là thương hiệu duy trì phong độ trong năm 2024?