Meme Marketing: Chiêu Trò Câu View Hay Chiến Lược Ngôn Ngữ Thời Đại?

Ngày đăng: 03/07/2025

Trong thời đại số, khi người dùng bị bủa vây bởi hàng trăm nội dung mỗi ngày. Việc thu hút sự chú ý chỉ trong vài giây đầu tiên trở thành cuộc chiến sống còn của các thương hiệu. Giữa muôn vàn chiến thuật tiếp thị hiện đại, Meme Marketing nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Hài hước, lan truyền mạnh và có khả năng “nói đúng ngôn ngữ” của người trẻ. Nhưng liệu đây chỉ là chiêu trò câu view, hay thật sự là một chiến lược ngôn ngữ hiệu quả của thời đại số? Hãy cùng HUGs Agency một Agency tại Đà Nẵng phân tích sâu hơn.

Xem thêm: Dịch vụ Marketing trọn gói tại Đà Nẵng

Nguồn gốc thuật ngữ Meme Marketing

   

Thuật ngữ "meme" lần đầu tiên được nhà sinh vật học Richard Dawkins giới thiệu trong cuốn The Selfish Gene (1976). Ông định nghĩa “meme” là một đơn vị văn hóa có khả năng tự nhân bản. Lan truyền và tiến hóa qua cộng đồng. Tương tự như cách gen hoạt động trong sinh học. Trong môi trường số hiện đại, meme trở thành dạng nội dung phổ biến: hình ảnh, câu nói, video ngắn mang tính hài hước, phản ánh xu hướng hoặc tâm lý xã hội.

Từ khoảng năm 2010 trở lại đây, khi mạng xã hội bùng nổ, meme nhanh chóng được người dùng trẻ đón nhận như một ngôn ngữ giao tiếp phi chính thống, vừa đơn giản, vừa bắt trend. Cũng từ đó, khái niệm Meme Marketing dần hình thành – khi thương hiệu bắt đầu sử dụng meme như một công cụ để truyền tải thông điệp, kết nối khách hàng và tăng độ nhận diện theo cách gần gũi hơn.

Với vai trò là một Agency tại Đà Nẵng theo sát sự chuyển mình của xu hướng truyền thông hiện đại, chúng tôi nhận thấy rằng Meme Marketing không chỉ là xu hướng ngắn hạn, mà là sự phản ánh rõ nét của văn hóa mạng – nơi thương hiệu muốn hiện diện, phải học cách “nói cùng một ngôn ngữ” với người dùng.

Meme Marketing là gì?

Meme Marketing là hình thức sử dụng các meme hình ảnh, đoạn hội thoại, tình huống hài hước phổ biến trên mạng xã hội. Để truyền tải thông điệp thương hiệu hoặc quảng bá sản phẩm. Meme thường dễ hiểu, súc tích và mang tính giải trí cao. Phù hợp với hành vi “lướt nhanh – chạm nhẹ” của người dùng hiện đại.

Vì sao meme lại trở thành "ngôn ngữ" của thời đại?

1. Tính lan truyền mạnh mẽ

Meme thường dễ dàng được chia sẻ và tái sử dụng. Một thương hiệu có thể tạo ra một meme viral, và ngay lập tức được hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người tiếp cận mà không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo.

2. Giao tiếp đúng tâm lý Gen Z và Millennials

Meme sử dụng ngôn ngữ đời thường, mang tính giễu nhại hoặc “trêu nhẹ”, phản ánh thực trạng xã hội hoặc cảm xúc cá nhân theo cách dễ đồng cảm. Đây chính là chìa khóa để thương hiệu chạm tới thế hệ người dùng mới – những người không còn mặn mà với các thông điệp quảng cáo truyền thống.

3. Thân thiện, không bị “bán hàng” lộ liễu

Khác với các bài quảng cáo trực diện, meme thường khiến người xem cảm thấy thoải mái hơn vì tính giải trí. Điều này tạo ra sự kết nối cảm xúc tự nhiên, dễ dẫn dắt họ tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu một cách tự nguyện.

Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc Fanpage tại Đà Nẵng

Chiêu trò câu view hay chiến lược có tính toán?

Mặt tích cực: Chiến lược ngôn ngữ thông minh

Nhiều thương hiệu lớn đã chứng minh meme không đơn thuần là trò đùa, mà là một phần trong chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu hiện đại, gần gũi, cập nhật xu hướng. Ví dụ như Netflix, Durex, hay các thương hiệu Việt như Highlands Coffee, Tiki, Coolmate… đều sử dụng meme để kể chuyện thương hiệu một cách sáng tạo, hài hước nhưng vẫn giữ thông điệp cốt lõi.

Mặt tiêu cực: Dễ gây phản cảm nếu dùng sai cách

Không ít thương hiệu đã thất bại vì sử dụng meme một cách gượng ép. “Đu trend” kém duyên hoặc đụng chạm các chủ đề nhạy cảm. Nếu không hiểu rõ bối cảnh văn hóa hoặc tâm lý người dùng. Meme có thể phản tác dụng, khiến thương hiệu trở nên lố bịch hoặc bị tẩy chay.

Làm thế nào để áp dụng Meme Marketing hiệu quả?

   
  • Hiểu rõ khách hàng mục tiêu: Gen Z thích gì? Millennial đang quan tâm gì? Văn hóa mạng hiện tại có xu hướng nào?
  • Chọn meme phù hợp với giá trị thương hiệu: Đừng chạy theo trend vô tội vạ. Meme vẫn phải phù hợp với tinh thần và định vị của thương hiệu.
  • Giữ sự tự nhiên, không quá gồng: Meme hiệu quả nhất khi nó giống như một cuộc trò chuyện đời thường. Không phải bài quảng cáo “gắn mác hài hước”.
  • Cân nhắc khía cạnh đạo đức và xã hội: Một meme nhạy cảm hoặc phân biệt có thể gây ra khủng hoảng truyền thông.

Meme Marketing không chỉ là chiêu trò câu view nhất thời. Mà đang dần trở thành một chiến lược ngôn ngữ truyền thông hiệu quả trong thời đại số. Với vai trò là một Agency tại Đà Nẵng, chúng tôi hiểu rằng trong bối cảnh người dùng ngày càng khó tính và nhanh chán. Việc lựa chọn đúng hình thức giao tiếp như meme – là cách để thương hiệu giữ được sự kết nối và tạo dấu ấn riêng.

Bởi meme không đơn thuần để gây cười. Mà là công cụ giúp thương hiệu nói tiếng nói chung với cộng đồng. Theo cách gần gũi và thông minh.

Và trên hành trình xây dựng chiến lược nội dung phù hợp với thời đại. HUGs Agency sẽ đồng hành cùng bạn, như một người bạn hiểu insight và bắt trend kịp thời. Luôn ưu tiên sự phù hợp và chiều sâu.