MASCOT LÀ GÌ? 3 PHONG CÁCH MASCOT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG CỦA THƯƠNG HIỆU LỚN

Ngày đăng: 02/12/2022

Mascot không phải là khái niệm quá xa lạ. Nếu để ý, bạn sẽ thấy có rất nhiều thương hiệu ngoài kia sử dụng linh vật làm hình ảnh đại diện, gần đây nhất là Sao La – mascot “làm mưa làm gió” suốt kỳ Seagame 31 vừa rồi. Vậy Mascot là gì? Nguồn gốc của Mascot như thế nào? Thương hiệu nào phù hợp để sử dụng Mascot? Cùng Hugs Agency tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

MASCOT LÀ GÌ?

Mascot là một nhân vật, đồ vật hoặc con vật được nhân bản hóa nhằm đại diện và giúp cụ thể hóa tính cách của một tổ chức, cộng đồng hoặc thương hiệu. Mascot bắt nguồn từ cụm từ “Mascotte”, nghĩa là “bùa may mắn” trong tiếng Pháp. Đó cũng là ý nghĩa và mục đích ban đầu của Mascot.

Từ lâu, Mascot đã gắn liền với các sự kiện thể thao, chúng được sử dụng nhằm mang đến tính giải trí và phấn khích cho khán giả cũng như vận động viên. Mascot xuất hiện tại những dịp quan trọng và đồng hành xuyên suốt chương trình sự kiện như một nhân vật đại diện cho tinh thần thể thao chung. Không giống như logo, khách hàng sẽ hình thành cảm xúc với Mascot ngay trong một những lần tiếp xúc đầu tiên. Mascot cũng không cần đến ngôn từ để diễn đạt ý nghĩa, câu chuyện như tagline hay thông điệp truyền thông. Thông thường, thương hiệu sẽ sử dụng Mascot theo một trong hai cách như sau:

  • Mascot tách biệt với logo: Mascot được sử dụng như một linh vật đại diện, xuất hiện chung với các yếu tố khác thuộc bộ nhận diện. Chúng thường được dùng tại các sự kiện, làm phim, website… Ví dụ: mascot của MoMo, chuột Mickey của Disney, Mario của Nintendo…
  • Mascot logo: Mascot được sử dụng làm yếu tố chính của logo, sau đó sẽ được phát triển sang các yếu tố nhận diện khác. Ví dụ: KFC, Nàng Tiên Cá Starbucks, khoai tây Pringles…

Đôi khi chúng ta chẳng cần đến logo để nhận ra một thương hiệu như mèo Kitty của Hello Kitty chẳng hạn. Nhưng thiết kế này chỉ đạt được nếu Mascot được thiết kế hiệu quả, phù hợp với khách hàng.

3 PHONG CÁCH MASCOT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Để bạn đọc dễ dàng hơn trong việc hệ thống kiến thức, Vũ muốn giới thiệu 03 loại Mascot phổ biến: con người, động vật và đồ vật.

Con người

Mascot con người là hình thức được sử dụng tương đối phổ biến. Một phân tích được thực hiện từ hơn 1000 mẫu Mascot cho thấy rằng, 21% trong số đó là những nhân vật được thiết kế từ những hình mẫu người thật.

  • Mascot người thật: Đây là lựa chọn phù hợp khi mục tiêu của thương hiệu là quảng bá bằng hình ảnh của một người có thật như nhà sáng lập, nhân vật lịch sử,...

Ví dụ: KFC sử dụng nhân vật đại tá Sanders làm yếu tố đại diện ngay từ lúc hãng ới thành lập.

  • Mascot nhân vật giả tưởng: Đây là lựa chọn tốt nếu bạn muốn làm nổi bật lên tính năng của sản phẩm hoặc đặc tính của thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu chất tẩy rửa Mr. Clean (P&G) đã sáng tạo nên nhân vật cùng tên với năng lực lau sàn nhanh chóng. Chú hề Ronald McDonald cũng nổi tiếng vì thể hiện được sự vui vẻ, thân thiện của thương hiệu thức ăn nhanh (cho đến khi bị loại bỏ dần vào những năm 2010 do trào lưu hù dọa bằng chú hề).

Động vật

Loại Mascot phổ biến tiếp theo là những Mascot lấy cảm hứng từ động vật. Thương hiệu có xu hướng quy những đặc điểm của con người cho động vật để mô tả chúng theo cách sống động hơn.

Mascot động vật đại diện cho giá trị thương hiệu:Sử dụng nguyên mẫu của một con vật để thể hiện đặc tính của thương hiệu hoặc tính năng của sản phẩm. Một ví dụ nổi tiếng là thương hiệu xe hơi Jaguar. Những liên tưởng nào đến với tâm trí khách hàng khi nhắc đến Jaguar? Sự mạnh mẽ, tốc độ, duyên dáng hay vẻ đẹp tinh tế? Đây chính xác là những gì Jaguar muốn bạn cảm nhận những chiếc xe của họ, nhưng thay vì nói điều đó, họ sử dụng một con báo đốm làm linh vật và để mọi người tự tạo liên tưởng.

Đồ vật

Hình thức cuối cùng là xây dựng Mascot dựa trên đồ vật, sự vật liên quan hoặc từ chính sản phẩm thương hiệu. Cách làm phổ biến là nhân hóa đồ vật để tạo cho nó một ngoại hình, tính cách, cử chỉ như một con người. Viên kẹo socola vốn là thứ vô tri vô giác, nhưng M&M đã biến chúng thành những nhân vật vui vẻ, ngộ nghĩnh và có câu chuyện riêng. Hoặc mascot Doughboy của công ty thực phẩm Pillsbury, cũng được lấy cảm hứng từ bột mì, sản phẩm chính của thương hiệu.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MASCOT

Vậy chúng ta cần lưu ý gì khi thiết kế Mascot? Dù bạn chỉ muốn sử dụng Mascot cho logo hay muốn phát triển nó thành một nhân vật đại diện cho thương hiệu, chúng ta đều cần tuân theo những yếu tố sau.

Thương hiệu

Câu hỏi đầu tiên nhà lãnh đạo cần tự trả lời chính là: Mục tiêu khi sử dụng Mascot của thương hiệu là gì? Mascot là một phần thuộc bộ nhận diện thương hiệu. Nó đóng vai trò truyền tải câu chuyện của thương hiệu đến khách hàng và xây dựng sự kết nối giữa họ với thương hiệu. Vì thế, chúng ta cần cẩn thận khi sử dụng Mascot.

Không phải thương hiệu nào cũng phù hợp với Mascot và không phải thương hiệu nào cũng lựa chọn đúng nhân vật để làm Mascot. Cần phải đánh giá liệu thương hiệu, ngành nghề, mô hình kinh doanh, áp lực cnahj tranh có thật sự thích hợp để phát triển Mascot hay không. Khác biệt lớn nhất chỉ nằm ở hình dáng hay màu sắc của những Mascot đó. Nếu bạn cũng đang ở trong tình thế tương tự, hãy cố gắng tìm kiếm những ý tưởng khác, có thể là con người hoặc đồ vật. Chúng sẽ giúp thương hiệu nổi bật về mặt thiết kế và cả các ý tưởng truyền thông sau này.

Khách hàng

Tiếp theo, hãy tìm hiểu xem liệu khách hàng của thương hiệu có thích thú với Mascot hay không?

Với ngành thời trang, khách hàng quan tâm chủ yếu đến sản phẩm, người mẫu sử dụng sản phẩm. Chúng phải thể hiện được sự sang trọng, tinh tế. Mascot sẽ không giúp ích nhiều trong trường hợp này. Với ngành thực phẩm bổ sung, đặc biệt là các sản phẩm giúp giảm cân hay xây dựng cơ bắp, một người mẫu thật sự với thân hình hấp dẫn sẽ là điều mà khách hàng muốn nhìn thấy.

Tất nhiên, trường hợp nào cũng có ngoại lệ. Nếu mọi vấn đề đều có chung một đáp án thì đó đã chẳng phải là kinh doanh. Việc nhà lãnh đạo cần làm là hãy đào sâu vào nhu cầu, hành vi và cách khách hàng tương tác với thương hiệu. Khi đó, những câu trả lời sẽ xuất hiện.

Vậy là Hugs Agency - Agency Marketing tại Đà Nẵng đã giới thiệu cho bạn về Mascot và 2 loại hình Mascot được ưa chuộng hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích cho bạn, chúc bạn xây dựng chiến lược Marketing thành công cho doanh nghiệp mình nhé!