IMC VÀ MARKETING GIỐNG HAY KHÁC NHAU?
Ngày đăng: 30/09/2022
Hiện nay vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm IMC và Marketing. Thậm chí còn có người cho rằng hai khái niệm này là một. Tuy nhiên cách hiểu này là sai lý thuyết hoàn toàn. Hãy cùng Hugs Agency tìm hiểu sự khác nhau của hai khái niệm này nhé!

1. Định nghĩa
IMC (Integrated Marketing Communication) - Truyền thông tiếp thị tích hợp là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về sản phẩm, thương hiệu, tổ chức, doanh nghiệp đến với khách hàng (theo Armstrong & Kotler 2005). Và IMC được xem là một thành tố quan trọng trong Marketing mix. Theo Philips Kotler, “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.”. Marketing bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thu hút khách hàng và duy trì mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
2. Thành phần chính
IMC bao gồm 6 công cụ chính: Advertising (Quảng cáo), Public Relations (PR), Sale/ Promotion (Khuyến mãi), Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp), Sponsorship (Tài trợ) và Personal Selling (Bán hàng cá nhân). Marketing mix bao gồm 7 yếu tố (7P): Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Truyền thông tiếp thị), Place (Kênh phân phối), People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
3. Mục tiêu
IMC được sử dụng nhằm tích hợp các công cụ khác nhau để đảm bảo truyền tải các thông điệp một cách nhất quán, tạo ra tác động mạnh mẽ hơn đến tâm trí của người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu trong ngắn hạn và xây dựng thương hiệu và giá trị thương hiệu trong dài hạn. Trong khi đó, mục đích của Marketing là tạo ra nhận thức về thương hiệu và tạo ra doanh số bán hàng.

4. Lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan)
Để lập một kế hoạch truyền thông marketing tích hợp hiệu quả thì cần triển khai và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Trước khi triển khai một chiến dịch cần xác định mục tiêu để làm căn cứ cho sự đo lường nhằm biết được chiến dịch có hiệu quả hay không. Cách xác định mục tiêu phổ biến nhất là áp dụng nguyên tắc SMART, trong đó:
- S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
- M – Measurable: Đo lường được
- A – Attainable: Có thể đạt được
- R – Relevant: Thích hợp
- T – Time-Bound: Thời gian hoàn thành
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu cho kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là nhóm người có những đặc điểm phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Doanh nghiệp có thể phân chia khách hàng của mình theo một số tiêu chí như: nhân khẩu học, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, quy mô gia đình, chủng tộc, thế hệ, người ảnh hưởng,...
Bước 3: Xác định insight khách hàng
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu sẽ hướng đến, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm hiểu insight của đối tượng mục tiêu để xây dựng nội dung truyền thông cho các bài quảng cáo hay video viral.
Một số cách mà doanh nghiệp có thể tìm ra insight của khách hàng:
- Collecting (thu nhập thông tin)
- Connecting & Digging Deeper (Kết nối và đào sâu)
- Crafting (sắp xếp thủ công)
Bước 4: Big idea
Với mục tiêu, đối tượng khách hàng và insight khách hàng đã xác định từ đầu thì bước tiếp theo chính là tìm ra ý tưởng chính (Big Idea) cho toàn bộ chiến dịch. Big idea sẽ giúp các nhà marketer định hướng mọi hoạt động, cách thức triển khai nhất quán theo một chủ đề. Ngoài Big Idea, các nhà marketer cũng phải đưa ra một key message (thông điệp truyền thông chủ đạo) để truyền tải với khách hàng mục tiêu trong xuyên suốt một chiến dịch.

Bước 5: Kế hoạch truyền thông tiếp thị tích hợp
Để xây dựng một kế hoạch thực hiện truyền thông tiếp thị tích hợp chi tiết và rõ ràng, người làm marketing phải lưu ý những điều sau:
- Thời gian, chi phí và ngân sách dành cho mỗi giai đoạn khác nhau
- Các hoạt động chính và thông điệp truyền thông chủ đạo (key message)
- Các hoạt động bổ trợ cho từng giai đoạn
Bước 6: Đánh giá hiệu quả truyền thông
Đánh giá hiệu quả truyền thông marketing tích hợp là một trong những bước quan trọng nhưng rất ít marketer quan tâm.
Sau khi kết thúc một chiến dịch truyền thông với những số liệu thu thập từ khách hàng và chi phí thực hiện. Doanh nghiệp có thể so sánh với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để đánh giá mức độ hiệu quả và thành công của chiến dịch lần này.
Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ không còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm IMC và Marketing nữa. Nếu như bạn chưa tự tin trong xây dựng một kế hoạch truyền thông tiếp thị tích hợp hiệu quả thì hãy liên hệ với Hugs - Agency Marketing tại Đà Nẵng để được hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nhé!