EXPERIENTIAL MARKETING VÀ NHỮNG CASE STUDY CỤ THỂ

Ngày đăng: 23/11/2023

Experiential marketing hay còn gọi là tiếp thị trải nghiệm là một thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây. Dường như các thương hiệu ngày càng chú trọng đến mặt cảm xúc của khách hàng. Lấy nó làm bàn đếm để tiếp xúc và cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì thể tiếp thị trải nghiệm được tìm đến với nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, đôi khi nó còn quá xa lạ với chúng ta và không phải ai cũng triển khai hiệu quả. Cùng Hugs Agency tìm hiểu về experiential marketing ngay bài viết này nhé!

Experiential marketing (tiếp thị trải nghiệm) là gì?

Experiential marketing là một quá trình mà doanh nghiệp kết nối với khách hàng bằng những trải nghiệm. Người tiêu dùng sẽ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu. Thông qua những trải nghiệm đó tạo một dấu ấn đặc biệt trong tâm trí khách hàng. Khiến họ nhớ đến thương hiệu của mình lâu hơn và nâng cao sự tin tưởng với doanh nghiệp.

Khác với những hình thức tiếp thị thông thường, experiential marketing tập trung vào những thứ bên trong khách hàng nhiều hơn. Xây dựng những trải nghiệm tốt nhất thông qua những cảm xúc, điểm chạm khi mà khách hàng hàng tiếp xúc với thương hiệu. Nói một cách hoa mỹ thì tiếp thị trải nghiệm có thể là một bộ môn nghệ thuật. Dùng những cách nhẹ nhàng và tình cảm nhất để tiếp cận với khách hàng. Biến thương hiệu không chỉ còn là thương hiệu mà là người bạn, người đồng hành với người tiêu dùng.

Experiential marketing có mấy loại?

Trong experiential marketing sẽ có 4 loại chính như sau:

Event marketing: event marketing có mối quan hệ chặt chẽ với experiential marketing. Theo như khái niệm ở trên, thì ta có thể thấy rằng việc kết nối với khách hàng bằng những tiếp xúc trực tiếp. Thì yếu tố này không thể thiếu đi sự kiện để có thể làm được điều đó. Tất cả sự kiện có thể coi là tiếp thị trải nghiệm. Tuy nhiên, không phải tiếp thị trải nghiệm nào là sự kiện. Sự kiện sẽ yêu cầu khách hàng về vé, thời gian, địa điểm nhất định. Còn tiếp thị trải nghiệm thì có thể không cần và linh hoạt hơn về địa điểm và thời gian.

Brand activations: đây là hình thức để doanh nghiệp giới thiệu và ra mắt dòng sản phẩm/dịch vụ mới. Sử dụng các hình thức quảng bá chúng và truyền thông đến khách hàng. Và nói cho người tiêu dùng biết là sản phẩm mới đã mặt trên thị trường và có thể mua sắm bất cứ khi nào.

Guerrilla marketing: là hình thức tiếp thị tạo nên sự bất ngờ cho khách hàng. Một trải nghiệm mà không ai ngờ đến, thu hút và kích thích mọi người trò chuyện và thảo luận xung quanh chiến dịch. Tiếp thị du kích không phải là một hình thức quảng cáo và không cần chi tiến để thực hiện chiến dịch đó.

“Diễn” tại môi trường bán lẻ: hình thức này mang tính sắp đặt rất cao nhằm khơi dậy sự tò mò của khách hàng. Những ai dạo quanh các khu siêu thị, cửa hàng thì tiếp thị trải nghiệm cũng sẽ thu hút cho bạn có quan tâm hay không. Sự sắp đặt mang tính tương tác và độ tin cậy cao thì khách hàng sẽ tiếp xúc lâu hơn với sản phẩm của thương hiệu.

Tham khảo: Dịch vụ xây dựng kênh Tiktok tại Đà Nẵng

Lợi ích của Experiential marketing

Những chiến dịch tiếp thị truyền thống như quảng cáo, trade,... lâu dần là khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán. Bằng cách đánh vào tâm lý và cảm xúc thực tế của khách hàng, thì experiential marketing là phương án loại bỏ sự nhàm chán đó hiệu quả.

Nâng cao tương tác thương hiệu trên mạng xã hội

Lợi ích lớn nhất là experiential mang lại cho doanh nghiệp là . Những trải nghiệm trên mạng xã hội mang tính cá nhân hóa rất cao. Tạo được ấn tượng cho khách hàng để họ chia sẻ với bạn bè và người thân

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Experiential marketing thúc đẩy mọi người tương tác và nói chuyện về một vấn đề mà doanh nghiệp thiết kế. Mạng xã hội vô hình chung là hình thức tiếp thị truyền miệng mạnh mẽ. Nơi mà nỗi người có thể chia sẻ câu chuyện, ý kiến của bản thân. Những cuộc thảo luận về chiến dịch là điều không thể đo lường. Tuy nhiên, bạn cũng không thể đánh thấp giá trị mà chúng mang lại cho thương hiệu. Những cuộc thảo luận hot và tích cực sẽ mang lại tiếng vang lớn cho thương hiệu.

Cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng

Experiential marketing tiếp cận với khách hàng bằng cảm xúc và tinh thần. Khiến cho khách hàng nói về thương hiệu theo cách tốt nhất. Rút ngắn khoảng cách về mối quan hệ, qua đó nâng cao doanh thu và gia tăng mức độ trung thành với thương hiệu. 

Với những khách hàng yêu thích một thương hiệu thì họ sẽ nói về sự hài lòng và tình cảm của họ với sản phẩm đó. Họ bằng lòng chia sẻ và quảng bá thương hiệu đến với bạn bè và người thân xung quanh. Nhờ vậy mà họ đã gián tiếp nâng cao độ nhận diện thương hiệu,.

Các chiến lược Experiential marketing nổi bật

Redbull: Stratos

Một sự kiện “chấn động” mạng xã hội năm 2012, Redbull đã tổ chức một buổi livestream của cú nhảy “Stratos”. Đây là một chiến dịch experiential marketing toàn cầu có tên là trùng với cú nhảy là Stratos. Có sự góp mặt của vận động viên nhảy dù Felix Baumgartner và ông đã thiết lập một kỷ lục thế giới về bộ môn nhảy dù. Redbull đã phát trực tuyến toàn bộ sự kiện nhảy dù này. Và điều không ngờ đến là thu hút hơn 8 triệu người xem - lượt xem cao nhất của livestream phát trên youtube.

Facebook: Facebook IQ Live

Đối với trải nghiệm Facebook IQ Live, dữ liệu được sử dụng để quản lý các cảnh trực tiếp mô tả dữ liệu. Trong đó, IQ Mart là một cài đặt bán lẻ đại diện cho con đường dẫn chuyển đổi của người mua sắm online khi sử dụng mạng xã hội để mua hàng. Trong hơn 1500 người tham gia có 93% người nói rằng trải nghiệm cung cấp cho họ những thông tin bổ ích về cách sử dụng facebook để kinh doanh. 

Xem ngay: Dịch vụ chăm sóc Fanpage tại Đà Nẵng

Tinder: Pride Slile 

Năm 2019, tại thành phố New York, Tinder đã tạo nên một đường trượt tự mang tên “Pride slide” dài 30 feet với dòng chữ “ Trượt vào các thượng nghĩ sĩ của bạn”. Độ dài của cầu trượt biểu thị cho 30 tiểu bang không có luật chống phân biệt đối xử để bảo vệ cộng đồng LGBTQ+. Mỗi người trượt cầu, Tinder sẽ quyên góp 10 USD để thông qua Đạo luật Bình đẳng. Trong suốt thời gian sự kiện, Tinder đã quảng cáo miễn phí cho các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cộng đồng LGBTQ+.

Coca-Cola: “AR FIFA World Cup”

Coca-Cola đã đặt trải nghiệm AR trước một nhà ga xe lửa tại Zurich trong thời gian diễn ra FIFA World Cup. Người trải nghiệm có thể đứng cạnh những cầu thủ bóng đá nổi tiếng thông qua AR. Họ có thể tập luyện và thi đấu với những cầu thủ khác trong màn hình AR.

Trên đây là những thông tin và chiến lược experiential marketing mà chúng tôi cập nhật được. Hy vọng nó có thể giúp bạn có cái thì tổng quan về tiếp thị trải nghiệm. Xây dựng cho mình những nền tảng đầu tiên khi bắt đầu tiến hành một chiến dịch cụ thể.