DATA ANALYST VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHUYỆN “NGÀNH”?

Ngày đăng: 13/12/2023

Data Analyst nổi lên như một hiện tượng nghề hấp dẫn và mới mẻ. Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng cùng với thời đại công nghệ số phát triển, Data Analyst lại càng trở thành một ngành hot hơn nữa. Vậy Data Analyst là gì? Hãy cùng Hugs Agency tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về Data Analyst?

Data Analyst là gì?

Data Analyst là một chuyên viên hoặc nhà phân tích dữ liệu. Chức vụ này liên quan đến việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để trích xuất thông tin hữu ích và đưa ra quyết định. Dữ liệu mà một Data Analyst xử lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. 

Mục đích của một báo cáo phân tích dữ liệu là để giúp lãnh đạo nắm được tình hình thực tế và tham mưu đưa ra quyết định đúng đắn.

Đọc thêm: Marketing Analyst và vai trò của nó trong doanh nghiệp

Vai trò của một Data Analyst

Phân tích dữ liệu không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và trình bày những con số mà còn cả một quá trình tiếp cận với thông tin. Những công việc này bao gồm:

Thu thập dữ liệu

Với lượng dữ liệu khổng lồ từ các loại tài nguyên trên Internet và các mẫu khảo sát. Data Analyst có nhiệm vụ thu thập đúng dữ liệu của vấn đề đang nghiên cứu

Những dữ liệu này ở nhiều dạng khác nhau như: dạng chữ, dạng số, hình ảnh… Tuỳ vào mỗi nhu cầu dự án mà chọn loại dữ liệu phù hợp.

Diễn giải và truyền tải dữ liệu 

Dữ liệu nhập vào ban đầu thường là những dữ liệu thô. Điều này đòi hỏi người người phân tích dữ liệu phải diễn giải và trình bày những thông tin đó làm sao để có thể diễn đạt hiệu quả nhất

Thông dụng nhất đó là chuyển đổi từ con số sang dạng biểu đồ và hình ảnh trực quan.Có thể sử dụng công cụ hỗ trợ giúp tăng năng suất làm báo cáo

Trình bày nội dung trên bảng bằng số liệu, biểu đồ, bản đồ và đề xuất các hình thức minh hoạ hợp lý khác

Xử lý và phân tích dữ liệu đòi hỏi kiến thức và công cụ phức tạp, và việc hiểu được dữ liệu này là một thách thức lớn đối với Data Analyst.

Dự đoán và nắm bắt được xu hướng trong tương lai

Từ những thông tin và dữ liệu về thị trường mà các nhà nghiên cứu có khả năng dự đoán được xu hướng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tương lai và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp.

Hỗ trợ ra quyết định một cách hiệu quả

Những bản báo cáo phân tích dữ liệu là cơ sở để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm không đáng có. Từ đó, cung cấp cơ sở thông tin để định hướng và phát triển tương lai của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa năng suất kinh doanh

Khi hiểu rõ hơn về khách hàng và thị trường, doanh nghiệp tăng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng. Điều này, giúp doanh nghiệp tăng cường năng suất sản xuất. Hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng theo nhu cầu của họ

Tối ưu các chiến  dịch Marketing, Sales dựa trên dữ liệu đã thu nhập được.

Tư vấn cho doanh nghiệp

Nhân viên Data Analyst sau khi hoàn thành bài báo cáo cần báo lại cho doanh nghiệp. Giải thích rõ các vấn đề đã phát hiện giúp lãnh đạo nhìn ra thực trạng một cách chính xác.

Hoàn thành các công việc được phân công

Đọc thêm: Dịch vụ chăm soc Fanpage tại Đà Nẵng

Chuyện “Ngành” Data Analyst

Cơ hội nghề nghiệp đối với vị trí Data Analyst

Nhu cầu sử dụng dữ liệu đi kèm với thời đại công nghệ số ngày càng cao. Vị trí Data Analyst có mặt trong hầu hết khối ngành công nghệ - kinh tế. Bất kỳ công ty nào cũng cần người phân tích dữ liệu để mang lại giá trị. Do đó mà nhu cầu về nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên môn cao ngày càng tăng.

Thu nhập

Bởi vì độ khó trong công việc cũng như độ phức tạp của ngành mà thu nhập của một DA khá cao so với mặt bằng chung. Ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Học Data Analyst ra làm gì?

Những vị trí công việc mà sau khi tốt nghiệp Data Analyst ra bạn có thể làm đó là:

  • Data Analyst
  • Business Analyst (chuyên viên phân tích kinh doanh)
  • Quantitative Analysis (nhà phân tích định lượng)
  • Digital Marketer (người làm Digital Marketing)
  • Product manager (nhà quản lý sản phẩm)

Cạnh tranh trong ngành

Sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của dữ liệu đã dẫn đến sự canh tranh trong ngành cao. Số lượng người muốn tham gia vào lĩnh vực này đang tăng lên. Điều này làm cho việc tìm kiếm cơ hội việc làm trở nên khó khăn hơn. Để nổi bật và có chỗ đứng trong ngành, không ngừng trau dồi và học hỏi. Nâng cao kiến thức, cập nhật xu hướng trong phân tích dữ liệu và công nghệ.

Ngôn ngữ công nghệ

Khi đã bước vào thế giới Data, bạn phải chấp nhận sự thật là bạn phải làm việc với rất nhiều công cụ. các công cụ như: Tableau; Power BI; SQL; Python… Tuy nhiên, không phải một DA nào cũng cần biết sử dụng hết tất cả công cụ đó .

Bảo mật và quyền riêng tư

Một DA phải luôn tuân thủ nhiều quy tắc và quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân. Việc không tuân thủ quy định có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và tài chính. 

Trên đây là những chia sẻ về Data Analyst? Những câu chuyện “ngành”, những kiến thức và cả công việc thách thức. Vì vậy, thông qua bài viết, Hugs mong bạn sẽ có những cái nhìn chính xác hơn về Data Analyst và tìm cho mình công việc phù hợp nhé.