CONTENT PILLAR – “XƯƠNG SỐNG” CỦA MỘT CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA

Ngày đăng: 10/11/2022

Content Pillar không phải là chủ đề quá xa lạ với những người làm Marketing. Content Pillar có thể giúp bạn xây dựng chiến lược nội dung một cách lớn mạnh mang về nhiều giá trị cho các kênh truyền thông xã hội của doanh nghiệp. Content Pillar là gì? Và cách triển khai Content Pillar một cách hiệu quả, bài viết dưới đây của Hugs Agency sẽ giải đáp những câu hỏi của bạn.

1. Content Pillar là gì?

Content Pillar là một phần nội dung đáng giá và giàu thông tin về một chủ đề hoặc công cụ chủ đề có thể được chia thành nhiều phần. 

Ví dụ về nội dung cột trụ bao gồm điện tử, báo cáo và hướng dẫn. Thường Content Pillar sẽ có từ 3 đến 5 chủ đề mà doanh nghiệp thường xuyên thảo luận và tạo nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội. Về cơ bản, đó là một phần nội dung lớn hay còn gọi là cột nội dung, từ một cột nội dung lớn mà bạn có thể biến thành nhiều phần nội dung nhỏ hơn để cung cấp năng lượng cho tất cả các kênh mà bạn hiện đang phát triển. Bằng cách bạn tập trung sự chú ý vào việc tạo ra một cột nội dung duy nhất, thật dễ dàng để chia phần hoàn chỉnh đó thành các bài đăng trên blog, đồ họa thông tin, video, email, cập nhật trên mạng xã hội, vv để thu hút khách hàng thông qua các kênh khác nhau.

2. Topic cluster và subtopic là gì?

Topic cluster (cụm chủ đề) là nhiều phần nội dung được nhóm lại theo một chủ đề. Mục đích của topic cluster là chiến lược liên kết các nội dung trong một trang web với nhau nhằm giữ chân người dùng. Mỗi topic cluster đều có một content pillar và subtopic (chủ đề phụ) được liên kết với nhau thông qua các link

3. 5 bước triển khai chiến lược Content Pillar hiệu quả

Chọn chủ đề và từ khoá

Việc xác định chủ đề cốt lõi và từ khóa (cụm từ đầu) phải là những chủ đề đáp ứng được mục đích khi tìm kiếm bài viết và thu hút thuật toán của Google. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời trước khi triển khai Content Pillar là:

  • Bạn có thể giải quyết được điều gì cho khách hàng?
  • Bạn đang bán sản phẩm/ dịch vụ nào? 
  • Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, và những khó khăn mà họ đang gặp phải là gì?
  • Để bắt đầu, hãy tập trung phân tích tệp khách hàng và những vấn đề họ đang gặp phải. Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn và khảo sát để thu thập thông tin chi tiết về những chủ đề họ đang tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xác định content pillar phù hợp.

Ví dụ: nếu khách hàng của bạn có xu hướng vật lộn với công việc và cuộc sống gia đình, chủ đề xoay quanh hoạt động gia đình có thể là một lựa chọn thích hợp. 

Tiếp theo, xác định từ khóa hoặc chủ đề chính và đảm bảo rằng từ khóa hoặc chủ đề đó đủ quan trọng để xây dựng các chủ đề phụ xung quanh. Để xác định, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

– Khối lượng tìm kiếm của từ khoá thông qua những câu hỏi của khách hàng.

– Mức độ cạnh tranh của chủ đề mà bạn định triển khai.

– Mức độ phù hợp với độc giả và sản phẩm/dịch vụ bạn đang có.

– Tiềm năng trở thành Evergreen Content (Nội dung thường xanh) – nội dung luôn tươi mới và được quan tâm ở mọi thời điểm trong năm.

Chọn Subtopic (chủ đề phụ)

Bạn sẽ cần đưa ra danh sách các Subtopic để tạo các cụm chủ đề và cấu trúc cho Content Pillar. Content Pillar cần được liên kết  tới các Subtopic và kết nối thông qua các siêu liên kết. Ngoài ra, bạn có thể tạo topic cluster (cụm chủ đề) trước để đảm bảo rằng Content Pillar của bạn liên kết với Subtopic ngay từ đầu. Bên cạnh đó, bằng cách bắt đầu với topic cluster, bạn sẽ giảm thiểu được mức độ trùng lặp nội dung trên trang của bạn. Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể bắt đầu quyết định subtopic sẽ có định dạng nào: báo, blog, câu đố, infographic, sách điện tử, video,… Ngoài ra, bạn nên có ít nhất 5 subtopic.

Kiểm tra nội dung trên trang web 

Ở giai đoạn này, hãy kiểm tra nội dung trên trang web của bạn nhằm sửa đổi, bổ sung và tối ưu hóa cho chiến lược Content Pillar. Đối với các trang web có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trang đây có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những công cụ tự động hoá để kiểm tra nội dung cho website. Bằng cách cập nhật và tối ưu hóa nội dung hiện có, bạn có thể tránh được việc trùng lặp nội dung trên trang web của mình. Các bài viết trùng lặp hoặc có cùng một chủ đề không phải là trải nghiệm tốt dành cho người dùng cũng như cản trở thuật toán của các công cụ tìm kiếm.

Khảo sát đối thủ

Nếu bạn đã xác định được một chủ đề có thể lên top, hãy xác định những đối thủ có thể có chung chủ đề. Đầu tiên, bạn sẽ cần phân tích mức độ cạnh tranh của chủ đề, liệu có nhiều website viết về chủ đề này không. Từ đó, tìm ra những nội dung, hình thức chưa được đề cập, thể hiện trong chủ đề đó nhằm tìm ra những khoảng trống trong việc lập ra Content Pillar. 

Một trong những cách tốt nhất để đi trước đối thủ trong ngành hàng, dịch vụ là tối ưu hóa và cải thiện những gì đã có. Đồng thời, tạo nội dung có giá trị đến người đọc. Bằng cách phân tích các chủ đề phụ từ đối thủ cạnh tranh và cải thiện nội dung, bạn sẽ có thể xây dựng một Content Pillar tốt hơn, mạnh mẽ và toàn diện hơn. Tóm lại, bạn có thể xem đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì, họ KHÔNG làm gì và bạn có thể làm gì để cải thiện hoặc lấp đầy khoảng trống còn thiếu.

Triển khai Content Pillar

Sau khi đã xác định được Topic Cluster, subtopic và hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, đây là lúc bạn bắt đầu triển khai Content Pillar. Đầu tiên, bạn cần vạch ra cấu trúc của Content Pillar. Để làm được điều này, bạn cần thu thập tất cả các câu hỏi mà độc giả thường tìm kiếm, sau đó sử dụng chúng để thiết kế cấu trúc của Content Pillar và bài viết.  Để thiết kế dàn bài cho bài viết, chúng ta quay lại ví dụ về công ty luật, khi có ai đó tìm kiếm về “ưu và nhược điểm của việc nộp đơn xin phá sản”, bạn có thể tạo câu tiêu đề hay và độc đáo có chứa từ khóa của câu hỏi đó như: Hướng dẫn nộp đơn phá sản từ A-Z. 

Liên kết, quảng bá và phân phối Content Pillar

Liên kết Topic Cluster, Subtopic với Content Pillar là một phần thiết yếu của xây dựng kiến trúc thông tin. Nếu bạn muốn Content Pillar của mình được xếp hạng, bạn sẽ cần phải tối ưu hóa các liên kết của mình (cả liên kết nội bộ và liên kết từ các nguồn bên ngoài). Hãy nhớ rằng Content Pillar là trung tâm nơi người dùng có thể truy cập vào tất cả thông tin mà họ đang tìm kiếm. 

Hugs Agency đã giới thiệu cho bạn về content pillar và cách triển khai sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi Hugs Agency - Agency marketing tại Đà Nẵng để cập nhật thêm kiến thức trong ngành marketing nhé