4 loại hình Innovation & Renovation khi thiết kế chiến lược sản phẩm mới
Ngày đăng: 13/09/2024
Trong thế giới ngày nay, nơi mà xã hội và công nghệ phát triển không ngừng, các doanh nghiệp đang phải thích nghi và tiến hành thay đổi đa chiều để đáp ứng sự biến đổi liên tục trong nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm mới, có bốn loại đổi mới và cải tiến mà các doanh nghiệp cần tập trung vào. Khi xem xét một thương hiệu đang áp dụng đổi mới hoặc cải tiến từ góc độ của khách hàng, giá trị mà họ cảm nhận có thể được phân loại vào bốn nhóm khác nhau.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một cách cụ thể về bốn loại hình chiến lược sản phẩm mới này, mà có thể coi là nền tảng quan trọng giúp các doanh nghiệp lên kế hoạch đổi mới hàng năm để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh doanh.
Chiến lược sản phẩm mới Refresh (Renovation)
Đây là một dạng đổi mới tập trung vào việc làm mới hình ảnh bên ngoài của thương hiệu và sản phẩm. Theo quan sát của tôi, loại hình này thường được thực hiện đặc biệt cho các sự kiện như Tết hoặc Giáng sinh. Cập nhật vẻ mới thường phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ, ví dụ như phiên bản đặc biệt của Coca-Cola dành cho Tết, Head & Shoulders cho mùa hè, hoặc các bộ sưu tập thời trang mang nét truyền thống và lễ hội rõ ràng.

Cập nhật vẻ mới thường được ưu tiên cho các mùa vụ quan trọng trong năm, khi nhu cầu mua sắm tăng cao như Tết Nguyên đán hoặc Ngày Quốc tế Phụ nữ. Về mặt tâm lý, con người thường dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Vì vậy, loại hình này thường được sử dụng để tăng cảm xúc, mang lại không khí mùa vụ hơn và thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm. Tuy nhiên, hạn chế của cập nhật vẻ mới là khi mùa vụ kết thúc, sản phẩm có thể trở nên lỗi thời và không phù hợp với mùa vụ mới, ví dụ in bao bì sản phẩm cho mùa hè nhưng vẫn còn tồn kho đến mùa đông.

Về bản chất, cập nhật vẻ mới không ảnh hưởng đến phần cốt lõi của sản phẩm và không có những thay đổi đáng kể. Chính vì điều này, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết kế và đưa sản phẩm ra thị trường để tận dụng cơ hội bán hàng trước khi mùa vụ kết thúc.
Chiến lược sản phẩm mới Compete (Innovation / Renovation)
Trong chiến lược sản phẩm mới Cạnh tranh (Compete), doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc cải thiện các đặc tính, lợi ích, thiết kế và ý tưởng của sản phẩm hiện tại để nâng cao tính cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng phân khúc. Cạnh tranh có thể bao gồm cả sự đổi mới và cải tiến. Loại chiến lược sản phẩm mới này có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực thị trường, từ hàng tiêu dùng, đồ thể thao, công nghệ, thiết bị vệ sinh đến đồ trang trí nội thất...
Một cách đơn giản, mỗi khi một doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm để cạnh tranh hoặc đối phó với sự cạnh tranh từ đối thủ trong cùng phân khúc, thì đó có thể được xem là chiến lược sản phẩm mới Cạnh tranh.
- Đầu tiên là nghiên cứu về tình hình và vị thế cạnh tranh của đối thủ tại thời điểm hiện tại. Điều đó nghĩa là phân tích toàn diện về điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm – dịch vụ của họ.
- Tiếp theo là phân tích thái độ, hành vi của consumer và shopper. Ví dụ, khi biết được khách hàng đang rời bỏ doanh nghiệp và chuyển sang đối thủ vì chất lượng sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định nên triển khai loại hình Compete như thế nào để thu hút khách hàng.

Trong việc thiết kế, chiến lược sản phẩm mới Cạnh tranh tập trung vào việc xây dựng ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm ở mọi khía cạnh, bao gồm tính năng, lợi ích và thậm chí cả thiết kế hình thức để tạo ra một sản phẩm hấp dẫn hơn (đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực lối sống và các phụ kiện công nghệ).
Doanh nghiệp cũng cần nhận thức rằng việc thực hiện chiến lược sản phẩm mới Cạnh tranh đòi hỏi đầu tư đáng kể về thời gian và chi phí cho việc triển khai dự án. Vì vậy, điều này đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm và quá trình nghiên cứu phải được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ.
Chiến lược sản phẩm mới Break-through (Innovation)
Đây là một loại đột phá về công nghệ, công thức hoặc thành phần mới từ cốt lõi của sản phẩm. Breakthrough (Innovation) có thể tạo ra sự kích thích trong nhu cầu, mở ra xu hướng hoặc phân khúc mới trên thị trường; hoặc giải quyết vấn đề và nỗi đau của khách hàng. Để minh họa, hãy xem xét một ví dụ trong lĩnh vực nội thất.

Trong ngành này, việc thiết kế sản phẩm được xem là ưu tiên hàng đầu để thu hút khách hàng, đồng thời giải quyết nỗi đau của họ - đó chính là tìm kiếm không giansống phản ánh nhu cầu cá nhân của họ. Đối với căn hộ có diện tích nhỏ, thiết kế nội thất cần không chỉ là thẩm mỹ mà còn phải tiết kiệm không gian, đảm bảo sức khỏe và tính khoa học khi sử dụng.
Với sản phẩm "giường tầng đa năng", những đột phá sáng tạo thường đi kèm với thiết kế nhỏ gọn và hấp dẫn đối với nhiều khách hàng. Sản phẩm này có thể linh hoạt kết hợp với bàn học, tủ quần áo, kệ sách hoặc kệ trang trí.
Để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trong thị trường này, doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và xây dựng một chiến lược sản phẩm mới truyền thông hiệu quả, bao gồm cả kênh online và offline.
Chiến lược sản phẩm mới Limited Edition
Phiên bản giới hạn không chỉ là sản phẩm, mà còn là biểu tượng của sự độc quyền và giá trị cao cấp. Bằng cách giới hạn số lượng và hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng, các thương hiệu không chỉ tạo ra sản phẩm mới lạ mà còn khơi gợi cảm giác sở hữu đặc biệt trong lòng khách hàng. Bằng cách kết hợp các yếu tố văn hóa và nghệ thuật, các phiên bản giới hạn không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm độc đáo mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa.

Tóm lại, bốn loại hình đột phá và cải tiến trên chính là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp khi muốn tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường và thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Nếu có những vấn đề thắc mắc nào dịch vụ Marketing trọn gói tại Đà Nẵng thì liên hệ tới HUGs Agency để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Cre: Brand Camp