CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA LÀ GÌ? CÁCH TẠO SỰ KHÁC BIỆT HÓA
Ngày đăng: 24/03/2023
Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) là cách doanh nghiệp khẳng định bản thân so với các đối thủ cạnh tranh. Việc ngày càng nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ xuất hiện gây không ít áp lực, cạnh tranh, khiến việc kinh doanh ngày càng khó khăn. Áp dụng chiến lược khác biệt hóa là chiến mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng và là rào cản tuyệt đối đối với các đối thủ tiềm năng. Vậy cụ thể khác biệt hóa là gì, hãy cùng Hugs Agency tìm hiểu nhé!
Chiến lược khác biệt hóa là gì?
Chiến lược khác biệt hóa (differentiation strategy) là một chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh, nhằm tạo sự khác biệt giữa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu của chiến lược này là để tạo ra nét độc đáo và thu hút khách hàng, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận.
Các công ty có thể thực hiện chiến lược khác biệt hóa thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết kế các sản phẩm độc đáo, cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn hoặc tập trung vào một thị trường ngách, cụ thể. Tuy nhiên để thành công với chiến lược này, công ty cần phải đảm bảo rằng các yếu tố như chất lượng, giá cả, phân phối cũng phải được quản lý tốt đồng thời với việc tạo nên điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ.
Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa.
Ưu điểm của chiến lược khác biệt hóa.
- Tạo sự phân biệt và giá trị đặc biệt cho sản phẩm/dịch vụ của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
- Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mức giá cao hơn và tăng lợi nhuận.
- Nâng cao sự nhận diện thương hiệu và định vị doanh nghiệp trên thị trường, giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp và có xu hướng mua lại sản phẩm, trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp tạo ra một vị thế độc đáo trên thị trường, định hướng và tập trung phát triển sản phẩm/dịch vụ theo chiến lược phù hợp với phân đoạn thị trường đã chọn.
- Giúp các doanh nghiệp khai thác và tận dụng các cơ hội, tiềm năng mới trên thị trường, từ đó gia tăng thị phần và doanh số bán hàng.

Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa.
Mặc dù chiến lược khác biệt hóa có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có một số nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao: để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, quảng cáo, marketing, branding. Chi phí nào có thể rất đắt đỏ và doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro không thu lại được kết quả khi triển khai chiến lược này.
- Không phù hợp với mọi ngành và môi trường kinh doanh: Một số ngành công nghiệp hoặc thị trường có độ cạnh tranh cao và cơ hội thể tạo ra sự khác biệt thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa. Ngoài ra các doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời và có thương hiệu mạnh có thể khó để thay đổi và tạo ra một sự khác biệt đáng kể.
- Thiếu tính linh hoạt: khi đã quyết định triển khai chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thay đổi chiến lược hoặc sáng tạo thêm.
- Rủi ro không thành công cao.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược khác biệt hóa, đánh giá các yếu tố khác nhau để đảm bảo tính hiệu quả và mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Các chiến lược khác biệt hóa mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
- Chiến lược về sản phẩm: Tạo ra sản phẩm/dịch vụ độc đáo, có chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm cạnh tranh.
Ví dụ: Apple - tập đoàn này luôn chú trọng vào việc đưa ra các sản phẩm chất lượng cao với thiết kế độc đáo, tính ứng dụng cao và tính thẩm mỹ tuyệt vời. Apple còn tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất vào sản phẩm của mình để khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất.
- Chiến lược về giá cả: Tập trung vào thị trường cao cấp và tăng giá để tạo nét độc đáo. Hoặc ngược lại, tập trung vào thị trường giá rẻ để thu hút khách hàng bình dân.
Ví dụ: Walmart: Là một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới, Walmart luôn chú trọng đến việc tối ưu chi phí và giá cả để mang lại lợi ích cho khách hàng. Với chiến lược "Mức giá thấp nhất mỗi ngày", Walmart đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng.
- Chiến lược về khách hàng: Định hướng sản phẩm hoặc dịch vụ đến một nhóm khách hàng cụ thể. Xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu và hành trình mua hàng của họ, từ đó xây dựng các chiến lược tăng các điểm chạm, điểm tiếp xúc, thấu hiểu khách hàng và tạo nên sự khác biệt hóa cho khách hàng.
Ví dụ: Sản phẩm cho trẻ em, người già hoặc sản phẩm dành cho người yêu thích thể thao.

- Chiến lược về kênh phân phối: Tạo ra những kênh phân phối độc đáo, như bán hàng trực tuyến hoặc bán hàng qua các trung gian bán lẻ khác.
Ví dụ: Vinfast rất thành công trong việc tạo ra kênh phân phối cấp 1, Vinfast sử dụng hình thức bán buôn, có nghĩa là sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng thông qua một nhà cung cấp duy nhất mà không nhà bán lẻ. Quyết định này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được đáng kể số lượng xung đột trong kênh.
- Chiến lược về thương hiệu: Tạo ra một thương hiệu mạnh và có giá trị cao, từ đó thu hút sự quan tâm và lòng tin của khách hàng.
Ví dụ: Vinamilk với hơn 40 năm hoạt động, doanh nghiệp đã xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Hoặc Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam. Viettel đã xây dựng được một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ với nhiều dịch vụ chất lượng cao và giá cả hợp lý.
- Chiến lược về dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo nên sự khác biệt hóa và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
Ví dụ: Zappos: Đây là một trong những công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu với phương châm "Chuyên môn tận tâm" (Delivering Happiness). Zappos đã xây dựng một phương thức chăm sóc khách hàng rất đặc biệt và nổi tiếng. Họ luôn giải quyết mọi vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Case study thất bại trong việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa.
Thương hiệu quần áo ABERCROMBIE & FITCH.
Abercrombie & Fitch là một thương hiệu quần áo Mỹ được thành lập vào năm 1892. Trong nhiều năm, thương hiệu này đã là một trong những thương hiệu quần áo cao cấp nhất trên thị trường với thiết kế dành cho giới trẻ và phổ biến ở các trung tâm mua sắm hàng đầu.
Tuy nhiên vào đầu thế kỷ 21, Abercrombie & Fitch đã bắt đầu gặp khó khăn khi nỗ lực để khác biệt hóa sản phẩm không được nhận định là hiệu quả. Các sản phẩm của thương hiệu trở nên quá đắt đỏ và không thực sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Không chỉ vậy, Abercrombie & Fitch còn gặp phải nhiều vấn đề trong kinh doanh, từ các vụ kiện phạm luật lao động đến việc bị chỉ trích không đa dạng hóa người mẫu quảng cáo.
Như một kết quả, Abercrombie & Fitch đã trải qua nhiều năm giảm doanh số và đang cố gắng tái cơ cấu công ty. Vụ việc này cho thấy rằng khác biệt hóa sản phẩm không chỉ là việc đưa ra sản phẩm độc đáo mà còn liên quan đến giá cảm chất lượng và sự đa dạng sản phẩm.
Thương hiệu xe hơi Saturn.
Saturn là một thương hiệu xe hơi của Mỹ được thành lập vào năm 1985, có tiêu chí sản xuất các loại xe hơi đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thương hiệu này được xem là một trong những thương hiệu xe chất lượng nhất thị trường tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, Saturn đã gặp phải khó khăn trong việc triển khai chiến lược khác biệt hóa. Thương hiệu này đã không tập trung vào việc sản xuất các loại xe có tính năng đột phá hoặc thiết kế độc đáo mà thay vào đó là tập trung vào việc cải tiến quy trình sản xuất và nỗ lực giảm giá thành sản xuất. Kết quả các sản phẩm của Saturn không có sự khác biệt so với các thương hiệu xe hơi khác.
Doanh số của Saturn đã sụt giảm nghiêm trọng vào cuối thập niên 2000 và thương hiệu cuois cũng đã bị General Motors (GM) ngừng hoạt động vào năm 2010.
Chiến lược khác biệt hóa không phải một chiến lược dễ dàng để triển khai. Việc tạo ra sản phẩm độc đáo và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh đòi hỏi nhiều công sức và đầu tư. Nên doanh nghiệp nên cân nhắc và triển khai đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ trên, Hugs Agency đã giúp bạn hiểu rõ thêm về chiến lược khác biệt hóa. Theo dõi Hugs Agency - Agency Marketing uy tín tại Đà Nẵng để cập nhật thêm tin tức về Marketing nhé!
>>> Xem thêm: DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI CHỈ TỪ 3.500.000 VNĐ