BRAND LOYALTY VÀ CUSTOMER LOYALTY

Ngày đăng: 29/10/2023

Brand loyalty là một thuật ngữ thể hiện cho khái niệm lòng trung thành thương hiệu. Doanh nghiệp nào cũng muốn tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Trong đó, brand loyalty là một trong những cách hiệu quả. Cùng Hugs Agency tìm hiểu về brand loyalty ngay nhé!

Brand Loyalty là gì?

Brand loyalty là lòng trung thành của khách đối với một sản phẩm/dịch hay thương hiệu nào đó. Nó không thể định giá bằng tiền bạc và chi phí mà nó dựa vào nhận thức về thương hiệu. Khách hàng sẽ tiếp tục mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu. Cho dù có những đối thủ cạnh tranh có những sản phẩm tương chị. 

Brand loyalty không dừng chỉ mức mua đi mua lại mà còn là sự tương tác và cảm xúc của khách hàng với thương hiệu. Lòng trung thành thương hiệu sẽ liên quan đến cảm nhận, hành động, nhận thức và giá trị. Brand loyalty thật sự là quan trọng đối với mỗi thương hiệu/doanh nghiệp. Nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể về mặt nhận diện và doanh thu.

Tham khảo: Dịch vụ chăm sóc Fanpage tại Đà Nẵng

Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty

Lòng thành thương hiệu và lòng trung thành khách hàng có vẻ giống nhau và thường gây nhiều hiểu lầm. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn có những khác biệt rõ ràng.

Customer loyalty sẽ tập trung chủ yếu vào tiêu chí và nhu cầu của khách hàng. Những doanh nghiệp thường xây dựng lòng trung thành khách hàng dựa trên sản phẩm/dịch vụ. Đáp ứng khách hàng về mặt giá cả, giải quyết được các vấn đề về tính năng và chất lượng sản phẩm mà khách hàng mong đợi. Ví dụ, những chiến lược tạo lòng trung thành khách hàng như giá rẻ, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, hậu mãi, CSKH,... Những yếu tố thu hút và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, qua đó tạo lòng tin của khách hàng.

Khác với lòng trung thành khách hàng, brand loyalty chỉ tập trung về tiêu chí thương hiệu. Dựa trên những nhận thức, mối hệ của khách hàng với thương hiệu để xây dựng lòng trung thành. Brand loyalty không dừng ở mặt sản phẩm mà cả về mặt cảm xúc. Nó phát triển trên những nhìn nhận, cảm xúc và đánh giá của khách hàng về thương hiệu. Các chiến lược xây dựng lòng trung thành thương hiệu như tăng độ nhận diện thương hiệu, tối ưu trải nghiệm khách hàng, nâng cao tính năng sản phẩm,... 

Các mức độ trung thành với thương hiệu

Nhận diện thương hiệu 

Nhận diện thương hiệu là cấp độ cũng như bước đầu tiên để xây dựng lòng trung thành thương hiệu. Một khách hàng để lại được ấn tượng, thì họ cần phải tiếp xúc được với thương hiệu. Khách hàng phải biết được bạn là ai, bạn bán cái gì,... Cho đến khi khách hàng có thể nghĩ đến thương hiệu của bạn đầu tiên, mỗi khi đề cập đến vấn đề nào đó liên quan. Khi đó, doanh nghiệp đã bước đầu thành công tạo được độ nhận diện với khách hàng.

Ở cấp độ này, doanh nghiệp cần đầu tư các chiến lược marketing. Nhằm tăng độ tiếp cận và quen thuộc của thương hiệu. Các chiến lược marketing hiệu quả có thể kể đến như SEO, truyền thông trên social,...

Sự ưa chuộng thương hiệu 

Đây cấp độ có dấu hiệu của một khách hàng có lòng trung thành thương hiệu. Họ thường ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó có thể chỉ là do thói quen được hình thành trong quá trình tìm hiểu thương hiệu. 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nên đẩy mạnh các chiến lược tiếp thị như quảng cáo thu hút khách hàng. Tạo ra được bản sắc và đặc điểm của thương hiệu, qua đó ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Bắt đầu có những dao động và điểm chạm của lòng thành và thương hiệu.

Sự khẳng định thương hiệu 

Cấp độ này, thì khách hàng đã hoàn toàn trung thành và yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp. Họ sẽ không dễ dàng thay đổi và chịu tác động của những thương hiệu khác. Đây là cấp độ cao nhất mà mỗi thương hiệu nào cũng muốn.

Doanh nghiệp cần tạo ra những chiến lược để tạo giá trị cho khách hàng. Phát triển và tối ưu những trải nghiệm tốt cho khách hàng. Cung cấp những chương trình có thể giữ chân được khách hàng lâu nhất.

Xem ngay: Dịch vụ thiết kế Website tại Đà Nẵng

Tầm quan trọng của Brand Loyalty

Brand loyalty giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ sâu sắc với khách hàng. Tiết kiệm chi phí để có thể bán thêm một sản phẩm mới.

Giúp cho doanh nghiệp quảng bá được sản phẩm/dịch vụ đến với nhiều khách hàng hơn. Những khách hàng đó thường là người bạn, người thân của họ.

Tạo nguồn doanh thu ổn định, do lượng khách hàng trung thành thường xuyên mua sản phẩm/dịch vụ. Giữ chân được khách hàng tiếp tục ở lại với thương hiệu.

Brand loyalty có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp và mang lại nhiều lợi ích không hề nhỏ.

Các bước xây dựng brand loyalty 

Brand loyalty không phải là chiến dịch ngày một ngày hai, có cần rất nhiều thời gian và nỗ lực. Là sự kết hợp giữa các chiến dịch marketing và kinh doanh, làm sao để có thể chinh phục được khách hàng. Dưới đây là 7 bước để xây dựng lòng trung thành khách hàng:

Bước 1: Xây dựng chiến lược thương hiệu mạnh mẽ

Bước 2: Tiến hành định vị thương hiệu

Bước 3: Xây dựng bản sắc và tính cách thương hiệu

Bước 4: Truyền tải thông điệp và câu chuyện thương hiệu

Bước 5: Phân tích và đánh giá thương hiệu

Bước 6: Tạo dựng chiến lược giữ chân khách hàng

Bước 7: Thiết lập kiến trúc thương hiệu

Tham khảo: Dịch vụ xây dựng kênh Tiktok tại Đà Nẵng

Trên đây là những thông tin cơ bản về brand loyalty mà Hugs đã tập hợp. Để tạo dựng được lòng trung thành, cần mất rất nhiều thời gian và công sức. Hãy luôn chọn cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn và dễ dàng để lại ấn tượng trong mắt khách hàng. Đừng ngại để lại bình luận tại bài viết nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!