BRAND ACTIVATION VÀ NHỮNG HÌNH THỨC PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Ngày đăng: 16/05/2022

Thương hiệu vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ và mông lung. Vì thế, để tăng độ nhận diện cũng như trải nghiệm thương hiệu, Brand Activation là chiến lược được nhiều người quan tâm, lựa chọn sử dụng hiện nay. Brand Activation được xem như một công cụ truyền thông để giúp cho khái niệm thương hiệu đến gần hơn với người dùng và ai cũng có thể trải nghiệm, tương tác với thương hiệu đó. Bài viết dưới đây, Hugs Agency sẽ cung cấp một số hình thức Brand Activation phổ biến hiện nay để bạn hiểu hơn về công cụ truyền thông này.

I. BRAND ACTIVATION LÀ GÌ?

Brand Activation hay kích hoạt thương hiệu được hiểu là quá trình bao gồm các hoạt động Marketing để mang thương hiệu đến gần với người dùng. Brand Activation được thực hiện thông qua việc tăng cường tương tác, trải nghiệm người dùng thương hiệu. Từ đó làm thay đổi cách nhìn, thay đổi hành vi của người dùng về thương hiệu đồng thời tác động đến quyết định lựa chọn mua sắm hàng hòa và sử dụng dịch vụ của họ.

Sử dụng Brand Activation mang đến lợi thế lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ một cách trực tiếp, giúp cho việc tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng được dễ dàng hơn. Bởi khác với những lời nói khó tin trên quảng cáo, Brand Activation cần những hành động cụ thể để chứng minh với người dùng về những điều mà thương hiệu truyền tải. 

II. PHÂN BIỆT BRAND MARKETING VỚI EVENT VÀ ACTIVATION

Nhiều thường nghĩ đây là hai hoạt động riêng biệt thế nhưng trên thực tế Activation lại là một hoạt động nằm trong Brand Marketing. Thêm vào đó thì hai thuật ngữ này khác nhau ở chỗ Activation sẽ là sự khởi động để kích hoạt, đưa thương hiệu tới gần hơn với công chúng còn Brand Marketing thì chỉ cả một quá trình xây dựng thương hiệu. Brand Marketing sẽ diễn ra liên tục và bao gồm nhiều hoạt động để duy trì thương hiệu.

Ngoài việc nhầm lẫn giữa Activation và Brand Marketing thì mọi người cũng vẫn hay nhầm lẫn giữa Activation và Event. Tuy đều là tổ chức các hoạt động để hoạt náo và thu hút nhiều người tham dự nhưng hai hoạt động này cũng có đôi chút khác nhau. Cụ thể, Event là sự kiện tuy nhiên đây chỉ là những sự kiện ngắn hoặc đơn lẻ diễn ra một lần duy nhất còn Activation sẽ là một chuỗi các hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN BRAND ACTIVATION

Không phải bất kỳ hoạt động nào cũng là Brand Activation. Theo đó, Brand Activation phải là các hoạt động được thực hiện theo một hướng thống nhất dựa trên nền tảng chung và xuất phát từ lời hứa của thương hiệu. Quy trình thực hiện Brand Activation bao gồm các bước như sau:

1. Xác định Activation Platform

Activation Platform hay nền tảng là một khoảng không gian vật lý hay cảm xúc của mỗi người dùng. Và ngay chính những không gian đó, thương hiệu có thể tương tác với người dùng một cách hiệu quả nhất. Để tìm được Activation Platform độc đáo, đầy ý nghĩa thì cần phải có sự theo dõi sát sao người dùng. Từ đó phân tích cuộc sống, thói quen của người dùng để tìm ra những khoảnh khắc mà thương hiệu có thể tương tác với họ.

2. Xác định Activation Idea

Activation Idea được hiểu là bảng ý tưởng cụ thể được thực hiện dựa trên Activation Platform, từ đó triển khai các hoạt động cụ thể để truyền thông thương hiệu đến với người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Để có thể xác định Activation Idea, không thể bỏ qua 4 yếu tố chính là:

  • Activation Platform: Nền tảng chung giúp thương hiệu tương tác với khách hàng.
  • Consumer Immersion: Thấu hiểu được người dùng để xác định được những điều có thể hấp dẫn họ.
  • Brand Immersion: Nắm bắt những yếu tố cụ thể của thương hiệu, từ đó tạo ra những chủ đề liên quan đến thương hiệu thực sự hấp dẫn.
  • Đặt mục tiêu Marketing rõ ràng, cụ thể: Mục tiêu đặt ra cho hoạt động Brand Activation được thực hiện dựa trên chìa khóa của thương hiệu.

3. Lựa chọn kênh phù hợp cho hoạt động Brand Marketing

Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng và không thể thiếu trong quy trình thực hiện Brand Activation chính là việc lựa chọn kênh phù hợp cho hoạt động Brand Activation. Những việc cần làm để tăng độ nhận diện và trải nghiệm thương hiệu đến người dùng gồm có:

  • Tiếp cận đến đúng những mục tiêu tiềm năng để tăng mức độ nhận biết cho các hoạt động sắp thực hiện: Tập trung vào nhóm đối tượng quan trọng sau đó mở rộng đến những nhóm khác và thông báo về hoạt động kích hoạt thương hiệu để tạo động lực tham gia cho người dùng.
  • Tạo ra những hoạt động trải nghiệm để thể hiện rõ lời hứa của thương hiệu, từ đó giúp đạt được các mục tiêu của hoạt động marketing cũng như mục tiêu truyền thông ban đầu.
  • Thực hiện một số hoạt động như tặng quà, phát tờ rơi để để giúp người dùng có thể biết đến thương hiệu mặc dù họ không tham gia.

IV. NHỮNG HÌNH THỨC BRAND ACTIVATION PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Brand Activation thể hiện được màu sắc riêng của thương hiệu chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả nhận biết lâu dài. Vì thế, việc lựa chọn hình thức Brand Activation phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để dẫn đến thành công. Dưới đây là một số hình thức Brand Activation phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

1. Experiential Marketing - Tiếp thị trải nghiệm người dùng

Để xây dựng niềm tin với khách hàng nhanh chóng thì cách tốt nhất chính là cho họ trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Lời khuyên là cho khách hàng những trải nghiệm thú vị nhất về sản phẩm, đồng thời khoe được chất lượng mà sản phẩm mang lại chứ không nên thực hiện một buổi trải nghiệm đơn điệu.

2. Sampling Campaign - Trải nghiệm sản phẩm mẫu ngay tại điểm bán

Sampling Campaign hay còn gọi là phát mẫu thử là hình thức Brand Activation được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy là chiêu thức khá quen thuộc nhưng mang đến hiệu quả cao, tạo được dấu ấn để khách hàng dễ nhớ đến. Để giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, cần lưu ý đến những sản phẩm mẫu thử địa điểm cũng như thời gian Sampling.

3. In-store brand activation - Kích hoạt thương hiệu ngay tại cửa hàng

Đây là hình thức tận dụng địa điểm bán hàng hay cửa hàng để làm nơi tiếp cận khách hàng. Về cơ bản vẫn giúp khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm nhưng tạo ra các trải nghiệm để khách hàng có thể tương tác tối đa với sản phẩm.

4. Promotional marketing 

Một trong những cách để tiếp cận và thu hút khách hàng nhanh chóng chính là thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mãi. Có thể nói, khuyến mãi là hình thức tiếp thị đã không còn quá xa lạ với nhiều người, theo đó, hình thức này có thể tiếp cận với bất kỳ ai như: doanh nghiệp, nhà phân phối, đại lý cũng như người tiêu dùng.

5. Digital marketing

Cùng với những hình thức Brand Activation trực tiếp, thì các công cụ digital cũng sẽ giúp thương hiệu có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng thông qua môi trường trực tuyến. Và từ những trải nghiệm trực tuyến, có thể dễ dàng nghiên cứu được hành vi của từng khách hàng để cung cấp những trải nghiệm thương hiệu phù hợp với họ. 

6. Social Media Engagement

Mạng xã hội là nơi sở hữu lượng người dùng khổng lồ. Vì thế, việc tiếp cận với khách hàng thông qua mạng xã hội là điều vô cùng khả thi. Không chỉ dễ dàng tìm kiếm mà còn có thể tiếp cận và tương tác với những khách hàng tiềm năng bằng hình thức Brand Activation này.

V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI BRAND ACTIVATION

Brand Activation là quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài, vì thế để Brand Activation được hoạt động hiệu quả, bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Dự trù ngân sách: Kế hoạch ngân sách là yếu tố quyết định để các phương án tổ chức, triển khai Brand Activation. Vì thế, việc dự trù ngân sách giúp cho quá trình thực hiện Brand Activation được hiệu quả, không xảy ra các phát sinh chi phí.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt hậu cần: Tương tự như tổ chức sự kiện, Brand Activation bao gồm rất nhiều công việc, vì thế bạn cần phải check công việc thường xuyên để tránh bỏ quên. Cùng với đó là các phương án dự phòng cần thiết để hoạt động Brand Activation luôn đạt hiệu quả tối ưu.
  • Thấu hiểu tâm lý, mong muốn khách hàng: Nghiên cứu tâm lý khách hàng để xem thử họ muốn gì, cần gì, từ đó tạo ra các hoạt động đáp ứng nhu cầu của họ. Bởi khi làm hài lòng khách hàng thì chuỗi kích hoạt thương hiệu mới thực sự thành công.
  • Quan tâm, chú trọng đến cơ sở vật chất: Khi thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tiếp thì cơ sở vật chất là điều cực kỳ quan trọng. Nếu địa điểm tổ chức không được đảm bảo, cần phải cân nhắc đổi địa điểm để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Thực hiện ý tưởng cho chiến dịch Activation: Một trong những lưu ý quan trọng nhất chính là ý tưởng cho chiến dịch Activation. Một ý tưởng đủ độc đáo, hấp dẫn và mới lại chắc chắn không chỉ thu hút khách hàng mà còn khiến họ nhớ mãi.

Brand Activation là các hoạt động giúp thương hiệu tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng cũng như tăng khả năng nhận diện và tương tác cho người dùng. Hy vọng qua những thông tin mà HUGS AGENCY cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về hình thức quảng bá thương hiệu này.