9 QUY TẮC MARKETING CƠ BẢN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
Ngày đăng: 13/05/2022
Tại sao nhiều người đầu tư thời gian và tiền bạc để đề ra các chiến lược marketing mới nhưng vẫn không mang lại hiệu quả? Vậy liệu bạn có hiểu đúng về khái niệm chiến lược marketing là gì (hay marketing strategy là gì)? Và làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả? Mọi nhà tiếp thị đều làm theo những quy tắc của riêng mình. Một số người thích cách làm đơn giản, một số lại thích những cách làm độc đáo hoặc liều lĩnh, số khác lại thích làm tiếp thị theo... cảm tính. Tuy nhiên, vẫn có những quy tắc chung mà tất cả nhà tiếp thị đều nên tuân theo. Hãy cùng Hugs Agency tìm hiểu 9 quy tắc Marketing cơ bản giúp bạn thành công trong chiến dịch của mình.

1. Hiểu biết về sản phẩm và khách hàng
Đối với bất kì marketer nào cũng cần hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì mới có thể lên chiến lược marketing phù hợp. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất mà bạn cần nắm rõ để đưa sản phẩm đến khách hàng. Việc đánh giá tiềm năng của sản phẩm sẽ giúp bạn có thể cải tiến liên tục sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xác định được mình cần làm gì để thực hiện các bước tiếp theo. Nhờ đó, bạn mới có thể tiếp thị thành công.
2. Hiểu biết về thị trường mình đang cạnh tranh
Có một cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp và thị trường mình đang tham gia cạnh tranh (phân khúc thị trường, nhân khẩu học, khu vực…) là một quy tắc quan trọng khác phải tuân theo. Bởi vì nhu cầu, sở thích và những sự đòi hỏi của khách hàng sẽ rất khác biệt ở từng thị trường. Việc tìm hiểu kỹ giúp bạn có thể dành sự ưu tiên cần thiết cho phân khúc khách hàng của mình.
3. Xác định rõ các mục tiêu
Không chỉ riêng tiếp thị mà bất kì công việc nào cũng cần đặt ra mục tiêu cụ thể ban đầu và phương thức để đạt được mục tiêu đó. Riêng đối với tiếp thị có nhiều công cụ đánh giá, phương pháp đo lường hiệu quả cho các marketer.
- Hãy tự đặt ra câu hỏi mục tiêu của bạn trong tiếp thị là gì?
- Đối tượng hướng đến là ai?
- Làm thế nào để đạt mục tiêu?
- Thực hiện trong bao lâu?
- Tại sao lại thực hiện chiến lược marketing cho mục tiêu ấy?
4. Đừng bao giờ… bán sản phẩm
Chiếc chìa khóa quan trọng để bán được sản phẩm của bạn là… “Đừng bán sản phẩm!”. Hãy nhớ rằng, khách hàng của bạn không quan tâm đến việc bạn có thể bán cái gì, mà họ quan tâm đến việc bạn có thể giải quyết các vấn đề của họ như thế nào.
5. Quy tắc 80/20
Công việc marketing đòi hỏi rất nhiều tiền bạc. Vì vậy các công ty thường xem bộ phận marketing giống như một “cỗ máy đốt tiền” (trừ trường hợp các công ty hoàn toàn B2C – nơi mà nhiệm vụ trực tiếp của marketing là tạo ra doanh thu). Điều quan trọng là tập trung và phân tích các dữ liệu từ ma trận BCG (viết tắt của Boston Consulting Group) – lý thuyết được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm, xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để ra quyết định có đầu tư hay không. Hãy dành 80% thời gian và tiền bạc cho những sản phẩm mang về cho bạn tỷ suất hoàn vốn tối đa, và dành 20% thời gian và ngân sách để làm việc với các kỹ thuật mới, chiến lược mới và đầu tư cho các công cụ marketing mới.

6. Thường xuyên phân tích chiến lược marketing
Nếu bạn muốn có lợi nhuận thực sự từ hoạt động marketing của mình, bạn sẽ không còn cho phép mình thực hiện bất kỳ khoản đầu tư vào quảng cáo, marketing hoặc bán hàng nào mà không có theo dõi, đo lường và trách nhiệm phải giải trình một cách chính xác. Bạn có thể sẽ nghe thấy các thuật ngữ như “tương tác”, “phạm vi tiếp cận” và “mức độ lan truyền” nhưng lại không có dữ liệu để thể hiện kết quả. Mỗi đồng bạn chi tiêu cho marketing cần được đo lường hiệu quả mang về bằng tiền, bằng doanh số (gián tiếp hoặc trực tiếp) chứ không chỉ là các chỉ số ‘chỉ để cho đẹp’.
7. Cá nhân hóa
Một kích cỡ không thể vừa vặn với tất cả mọi người. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định rõ ràng mọi trải nghiệm của khách hàng (customer journey) lẫn khách hàng tiềm năng. Điều này không còn là một thử thách lớn trong thời đại ngày nay. Việc sử dụng một phần mềm marketing tự động sẽ giúp ích cho bạn, giúp xác định rõ những trải nghiệm khách hàng và những xu hướng hành động ưa thích của họ.
8. Hãy học cách nói không
Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối. Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp. Trong chiến lược kinh doanh và marketing, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau..
9. Không ngại thay đổi
Đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.
Nhìn chung, mặc dù vẫn áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong Marketing, nhưng mục đích cốt lõi của Marketing trong vẫn là nâng cao nhận thức của khách hàng và cải thiện việc bán sản phẩm. Những nguyên tắc về chiến lược Marketing mà Hugs Agency chia sẻ trên đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, doanh nghiệp của bạn cần khám phá và thử nghiệm liên tục để tìm ra một chiến lược phù hợp với tệp khách hàng và nguồn lực của mình. Chúc các bạn thành công.

CASE MARKETING NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
1. Chiến dịch “Real Beauty Sketches” của Dove
Chiến dịch quảng cáo này của Unilever đã “chạm” đến cảm xúc của phụ nữ trên toàn thế giới theo đúng nghĩa đen. Unilever, vào năm 2013, đã kết hợp với đại lý quảng cáo của mình (Ogilvy & Mather Brazil) để bắt đầu chiến dịch “Real Beauty Sketches” cho Dove. Mục tiêu cốt lõi của chiến dịch là khơi dậy niềm tự hào và sự tự tin cho phụ nữ về ngoại hình của họ.
Unilever đã thực hiện một bộ phim ngắn, trong đó Gil Zamora, một họa sĩ phác thảo được đào tạo bởi FBI, được chứng kiến quá trình vẽ hai bức chân dung của phụ nữ. Một bức chân dung mô tả cách những người phụ nữ nhìn bản thân họ, trong khi bức vẽ còn lại mô tả cách người lạ nhìn họ.
Sau đó, những bức chân dung này được đặt cạnh nhau để so sánh. Có sự khác biệt dễ nhận thấy trong cả hai bản phác thảo. Các bản phác thảo theo mô tả của những người lạ lại hấp dẫn hơn. Unilever muốn truyền tải một thông điệp đơn giản đến phụ nữ chính là “Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ”.
Dưới đây là những tác động của chiến dịch đó:
- Hơn 114 triệu người dùng đã xem video đó trong tháng đầu tiên.
- Nó đã chạm đến người tiêu dùng của hơn 110 quốc gia.
- Đây cũng là video được xem nhiều nhất trong năm 2013.
- Video cũng đã giành được một số giải thưởng nổi tiếng.
Chiến dịch này cho thấy rằng đôi khi bạn không cần phải quảng cáo sản phẩm trực tiếp mà thay vào đó bạn cần khai thác cảm xúc của khách hàng và khiến họ cảm thấy HẠNH PHÚC.

2. Chiến dịch “Share a Coke” từ Coca-Cola
Cá nhân hoá chiến dịch có thể tăng doanh thu lên đến 19% và 74% các marketer đều biết vậy. Nhưng chỉ có 19% marketer có thể tận dụng những lợi thế từ đó. Nghĩa là nếu bạn có một sản phẩm mang tính cá nhân hoá thì hãy bắt đầu marketing ngay. Hãy xem Coca Cola làm ví dụ. Chiến dịch chia sẻ lon nước ngọt đã tạo nên một hiện tượng toàn cầu một cách đơn giản như sau:
- Coca Cola bắt đầu với những cái tên thông dụng nhất trên thế giới và in lên những chai nước ngọt.
- Sau khi thu hút sự chú ý của mọi người, họ sẽ bắt đầu lan truyền đến với mọi người xung quanh
- Sau đó còn có thêm phiên bản lễ hội như tên của chú tuần lộc.

Vì sao Coca Cola lại làm vậy, câu trả lời là họ cho khách hàng quyền sở hữu. Mọi người sẽ cảm thấy thu hút với chai nước ngọt hơn vì có tên mình trên đó. Khách hàng cũng trở thành một phần của sản phẩm. Đó cũng là lý do vì sao mà chiến dịch Nike ID vẫn còn thành công sau một thời gian dài. Bằng cách để mọi người cảm thấy họ đang sở hữu một sản phẩm từ thương hiệu cụ thể, các chiến dịch này đã thành công vang dội.